Tinh thần

MẤT 50 NĂM CUỘC ĐỜI MỚI THẤU HIỂU ĐƯỢC 5 SỰ THẬT NÀY!

Danh sách 5 bài học cuộc sống hàng đầu này thực sự bắt đầu với tên “50 điều tôi đã học trong 50 năm cuộc đời”. Nhưng, khi tôi bắt đầu viết, tôi nhận ra rằng mình cần phải ngắn gọn hơn và những bài học này phải có giá trị cho những năm tiếp theo…

1. Bài học số 1: Mọi người đều có giá trị như nhau
Bài học cuộc sống này là đầu tiên và quan trọng nhất. Ban đầu tôi đã nghe điều này ở những năm 30 tuổi và tôi vẫn chưa nhận ra giá trị của nó. Trong suốt một thời gian dài, tôi đã tin rằng bản thân không có giá trị bằng những người khác.

Tất cả chúng ta đều được sinh ra với giá trị như nhau và nó không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là những sai lầm của quá khứ.

Trước đây tôi luôn cho rằng vì mình còn thiếu sót nên mình không xứng đáng được nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trên thực tế, ai cũng có khuyết điểm. Khi tôi nhìn nó từ góc độ khác, tôi nhận ra rằng bản thân có nhiều giá trị như bao người khác.

2. Bài học số 2: Không có cái gọi là hoàn hảo hay tuyệt đối
Có những điều một người coi là “hoàn hảo” nhưng người khác coi là “cần cải tiến”. Do đó, không có cái gọi là hoàn hảo thực sự.

Đối với tôi, chủ nghĩa hoàn hảo là nguyên nhân khiến con người không bao giờ dừng lại – sự nghiệp rộng mở hơn, nhiều tiền hơn, xinh đẹp hơn,… Đối với tôi, đây là một cuộc đấu tranh cả đời. Sự thật là tôi mắc chứng bệnh cầu toàn. Đó là điều mà tôi đang tập trung cải thiện vì hạnh phúc của chính mình.

Càng cầu toàn, tôi càng nhận ra cuộc sống càng bế tắc. Tôi liên tục chỉ trích bản thân rằng mình chưa đủ tốt, chưa đủ nỗ lực, kết quả là trong suốt nhiều năm chưa bao giờ tôi thực sự hài lòng với cuộc sống của chính mình. Thay vào đó, giờ đây tôi bắt đầu nhắc nhở bản thân rằng bất kỳ quyết định hay lựa chọn nào cũng sẽ đi đến kết quả tốt đẹp. Dù không phải lúc nào kết quả cũng tốt nhất nhưng quan trọng là tôi hạnh phúc.

3. Bài học số 3: Đừng trói buộc bản thân với những kỳ vọng “lẽ ra”
Đầu tiên, trừ khi có thể nhìn thấy tương lai, chúng ta sẽ KHÔNG BAO GIỜ biết “điều gì có thể xảy ra”. Cuộc sống vận hành với tất cả những khúc quanh, thăng trầm. Vì vậy, kỳ vọng quá nhiều sẽ dẫn đến thất vọng.

Thứ hai, không quan trọng “lẽ ra có thể là gì” bởi vì thực tế không phải vậy. Đây là sự thật cơ bản. Bạn có thể bị mắc kẹt và không thể tiến về phía trước nếu bạn tiếp tục suy ngẫm về con đường “lẽ ra” đó.

Hãy tưởng tượng những gì “có thể làm” trong những hoàn cảnh mới, với sự thay đổi đó, bạn có thể học được gì? Thông thường, đối với một “kịch bản” hoàn toàn mới, nó sẽ đòi những kỹ năng mới, kiến thức mới và cách làm hoặc suy nghĩ mới về mọi thứ. Tất cả những thứ MỚI này đều tích cực bởi vì việc học không bao giờ là xấu.

4. Bài học số 4: Bạn không thể biết người khác đang cảm thấy như thế nào
Michelle Chalfant, người sáng tạo ra The Adult Chair, nhắc nhở chúng ta đừng mắc kẹt trong “Câu chuyện giả định”. Khi chúng ta cho rằng mình biết người khác đang nghĩ gì, chúng ta chỉ đang kể cho mình một câu chuyện và tin rằng câu chuyện đó là sự thật.

Hãy tưởng tượng nếu bạn gửi lời mời đến một vài người bạn qua email và không ai trả lời. Nếu là tôi, tôi sẽ cho rằng không ai quan tâm đến lời mời đó, và có thể những người này thậm chí không thực sự thích tôi, hoặc thậm chí rằng tôi đã làm điều gì đó để khiến họ khó chịu.

Michelle Chalfant nói rằng hãy tự hỏi bản thân, thực tế vấn đề là gì. Điều duy nhất tôi biết chắc là không ai phản hồi. Nếu tôi gọi cho những người mà tôi mời đó, tôi có thể biết rằng một trong số họ đã đi công tác xa và không xem email cá nhân và một số khác thì thay đổi địa chỉ email của mình.

Tôi đã học được bài học quan trọng này – đừng giả định – và đừng tin những câu chuyện bản thân đang kể cho chính mình khi tôi thực sự không biết tại sao. Và nếu muốn biết, bạn chỉ cần hỏi đối phương.

5. Bài học số 5: Học suốt đời
Hầu hết những người tôi biết vẫn tiếp tục học dù họ đã ra trường từ rất lâu rồi. Internet hiện nay khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Cùng với tuổi tác, sự khôn ngoan của con người cũng sẽ dần lớn lên, nhưng sự khôn ngoan đó phải khiến chúng ta nhận ra rằng cuộc sống luôn thay đổi. Để thích ứng được chúng ta phải học.

Tôi đã thấy những người chấp nhận ở trong vùng an toàn của bản thân. Và, kết quả thật đáng buồn. Họ bị tụt lại ở phía sau và vĩnh viễn ở trong cái vòng trong đó. Ở độ tuổi 50, việc tiếp tục theo đuổi các kỹ năng mới, tích lũy thêm kinh nghiệm và tiếp thu thêm kiến thức càng quan trọng hơn.

Mẹ tôi là một tấm gương cho tôi để nhận ra tầm quan trọng của bài học này. Học hỏi không ngừng là yêu cầu tất yếu. Khi tôi học đại học, bày đã đi học lại để lấy bằng Cử nhân Y tá. Dù đã ngoài 70 nhưng mẹ vẫn tham gia các lớp học, đọc, nghe podcast và nghiên cứu những thứ mà bà quan tâm.

Không chỉ vậy, bà liên tục tìm kiếm những sở thích mới. Nhờ mẹ, tôi nhận ra rằng đây là một trong những điều quan trọng nhất.

Theo chia sẻ của Lisa, chủ blog Midlife Pursuits

(Visited 18 times, 1 visits today)