Chuyện Lã Bố thời Tam Quốc
Chuyện Lã Bố thời Tam Quốc. Thời đó, Lã Bố được coi là chiến thần, một vị tướng vạn nhân địch mà bất cứ ai cũng mong muốn có được người này phục vụ dưới trướng. Tài của vị tướng này được người đời xưng tụng “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố).
Ban đầu, Lã Bố theo Đinh Nguyên, được Đinh Nguyên hết mức tin cẩn và nhận làm con nuôi. Khi Đinh Nguyên đối đầu với Đổng Trác thì sự dũng mãnh của Lã Bố khiến cho Đổng Trác kinh sợ. Do vậy, Đổng Trác đã dùng vàng bạc châu báu và hứa hẹn quyền lực để mua chuộc Lã Bố. Mờ mắt vì lợi, ngay trong đêm đó, Lã Bố đã chém đầu Đinh Nguyên và hàng Đổng Trác. Đổng Trác mừng rỡ nhận Lã Bố làm con nuôi.
Ở trong triều đình, Đổng Trác lộng hành, làm nhiều việc gian ác, nên nhiều người muốn trừ đi. Trong số đó có Vương Doãn. Ông đã thuyết phục, mua chuộc Lã Bố khiến Lã Bố trở mặt và giết Đổng Trác.
Từ câu chuyện Lã Bố 2 lần giết cha nuôi thì bài học là gì?
Lã Bố là người có tiềm năng Thành tựu (ứng với chữ A – achievement). Mặt sáng của Thành tựu là quyết liệt hoàn thành mục tiêu, không bỏ cuộc để đạt mục tiêu. Nhưng mặt tối là không từ thủ đoạn để đạt mục tiêu.
Có thể thấy, Lã Bố dùng mặt tối rất nhiều. Vì vậy vị này thường bất chấp thủ đoạn để đạt mục tiêu cho riêng mình, dù có gây hại cho người khác.
Ai chả muốn có tướng tài, nhưng chỉ nên dùng các vị tướng tài mà rất sáng Thành tựu, như Triệu Vân, như Khổng Minh (mà tôi sẽ phân tích ở các bài sau). Còn những tướng tài mà tối Thành tựu như Lã Bố thì không nên dùng.
Để nhận ra tướng đó có tối Thành tựu nhiều không thì hãy xem cách anh ta có thường xuyên bất chấp thủ đoạn để đạt mục tiêu hay không. Hãy cẩn thận sẽ có ngày anh ta chĩa thanh kiếm tối đó vào chính bạn.
Cầu chuyện thời nay trong tổ chức, doanh nghiệp cũng vậy. Có cá nhân giỏi (tướng tài, tháo vát) nếu được giao trọng trách nhiệm vụ quan trọng, có tư tưởng vì thành tựu, vì được lợi mình mà sẵn sàng gây bất lợi cho người khác. Nếu tổ chức nuôi dưỡng văn hóa tối đó, một ngày nào đó, mũi kiếm của tối Thành tựu sẽ chĩa vào chính mình.
Hãy cẩn trọng!